1. Cải thiện giấc ngủ:

Nhắc đến saffron, ấn tượng đầu tiên là khả năng cải thiện giấc ngủ mạnh mẽ đến mức saffron còn được ca ngợi là “thần dược thiên nhiên cho giấc ngủ”. Từ hơn 2600 năm trước công nguyên, saffron đã được giới quý tộc Trung Đông, Tây Á, Bắc Phi, Châu Âu ưa chuộng nhờ những công dụng kì diệu mà điển hình là đem đến một giấc ngủ ngon và sâu, không mộng mị.

Một nghiên cứu mới của Đại học Murdoch đã chỉ ra rằng saffron có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những người trưởng thành có giấc ngủ kém. Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Lopresti cho biết theo kết quả nghiên cứu, sử dụng 14mg saffron, uống hai lần một ngày trong 28 ngày đã giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những người trưởng thành bị gián đoạn giấc ngủ. 63 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu với các vấn đề về giấc ngủ đã báo cáo có những giấc ngủ ngon hơn chỉ sau 7 ngày dùng saffron.

Trong thành phần của Saffron có chứa hợp chất Safranal và Crocin, có khả năng duy trì nồng độ Dopamine, Norepinephrine, Serotonin ở liều lượng cân bằng. Từ đó tạo điều kiện để Melatonin tiết ra ổn định, kiểm soát hiệu quả cơ chế giấc ngủ, đẩy lùi tình trạng thức giấc giữa đêm. Safranal là một hoạt chất quý hiếm mà rất ít loại thảo dược nào có được có tác dụng an thần - lý do chính khiến cho con người ta dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon giấc, lúc tỉnh dậy không uể oải.

2. Ngăn ngừa ung thư:

Việc saffron được ví như “vàng đỏ” không phải đơn giản mà có. Nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới về khả năng phòng chống ung thư của saffron đã đem lại các dấu hiệu hết sức khả quan.

Saffron chứa dồi dào các chống oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do có hại – được xem là có liên quan đến các bệnh mãn tính, điển hình như ung thư. Trong các nghiên cứu trong ống nghiệm, saffron và các hợp chất của nó được chứng minh là có thể tiêu diệt một cách có chọn lọc các tế bào ung thư ruột kết hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng, trong khi vẫn giữ cho các tế bào bình thường không bị tổn thương.

Tác dụng này cũng áp dụng được cho da, tủy xương, tuyến tiền liệt, phổi, vú, cổ tử cung và một số tế bào ung thư khác. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng crocin - chất chống oxy hóa chính trong nghệ tây - có thể làm cho các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với các loại thuốc hóa trị - giúp việc đáp ứng phác đồ điều trị hiệu quả hơn.

3. Ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm Cholesterol trong máu, giảm nguy cơ đột quỵ:

Bệnh tim mạch hiện được coi là nguyên nhân chính gây tử vong không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Do đó, việc một dược phẩm có khả năng ngăn ngừa những cái chết đột ngột do các bệnh tim mạch luôn khiến nó trở nên “đắt giá” hơn bao giờ hết, và saffron là một trong số đó. Các chất chuyển hoá trung gian, đặc biệt là lycopene, được tìm thấy trong saffron có thể củng cố thêm việc bảo vệ các tế bào tim mạch. Một thử nghiệm lâm sàng tại Khoa Y và Trung tâm Nghiên cứu Thuốc bản địa Iran cho thấy tác dụng tích cực của saffron đối với các bệnh về tim mạch. Theo Tạp chí Khoa học Y tế Ấn Độ, từ kết quả của 10 thử nghiệm liên quan đến 20 người tham gia (trong đó có 10 người mắc bệnh tim) cho thấy tất cả những người tham gia đều có sự cải thiện về sức khoẻ, nhưng những người mắc bệnh tim mạch lại có nhiều tiến triển hơn. Ngoài ra, saffron còn được coi là nguồn giàu Riboflavins (Vitamin B12) giúp hạ thấp lượng homocysteine trong máu – tác nhân chính gây nên các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...Sự hiện diện của Crocin trong Saffron cũng được chứng minh giúp bài tiết chất béo, từ đó giảm mức cholesterol trong máu và giảm nguy cơ  xơ vữa động mạch. Ở Tây Ban Nha, nơi Saffron được tiêu thụ vô cùng phổ biến, tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch được xác nhận ở mức khá thấp.

4. Giảm stress, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ điều trị trầm cảm:

Với nhịp sống hiện đại, nhanh và khắc nghiệt như hiện nay, đã và đang có rất nhiều người phải đối mặt với các vấn đề về tâm lý. Bệnh trầm cảm, hay stress được xem là căn bệnh “thời đại”, tuy nó diễn ra âm thầm nhưng lại ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng  đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung saffron có hiệu quả hơn đáng kể so với giả dược trong việc điều trị các triệu chứng trầm cảm từ nhẹ đến trung bình. Dùng 30 mg saffron mỗi ngày cũng có hiệu quả tương đương với Fluoxetine, Imipramine và Citalopram - những phương pháp điều trị trầm cảm thông thường. Ngoài ra, ít người gặp phải tác dụng phụ từ saffron hơn so với các phương pháp điều trị khác. Nhiều khách hàng`đều cho cảm nhận tương tự là cảm thấy đầu óc minh mẫn, tâm trạng thoải mái vui vẻ hơn sau một thời gian đều đặn sử dụng saffron.

5. Cải thiện chức năng sinh lý:

Sinh lý là nhu cầu tự nhiên và chính đáng của con người. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như tuổi tác, stress, công việc, tâm lý,… nhiều người cả nam lẫn nữ đang phải đối mặt với vấn đề rối loạn sinh lý nhưng lại khó có thể “bày tỏ” cùng ai. Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao, việc bổ sung các thực phẩm tự nhiên còn là biện pháp an toàn trong việc cải thiện chuyện chăn gối.

Theo một nghiên cứu gần đây tại Đại học Guelph(Canada) cho thấy, saffron có khả năng đẩy mạnh cảm xúc của con người một cách tự nhiên và hiệu quả. Đó là nhờ vào một loạt hoạt chất đắt giá trong bảng thành phần hơn 150 chất của Saffron, có tác dụng trực tiếp đến vấn đề sinh lý và hormone của đấng mày râu, trong đó phải kể đến: Hợp chất Carotene Crocetin: giúp tăng ham muốn tình dục bằng cách thúc đẩy não tiết ra các hormone liên quan đến tình dục nhiều hơn. Hoạt chất Picrocrocin: làm cho cơ thể nhạy cảm và trở nên hưng phấn hơn khi va chạm. Các chất này tác động rất rõ rệt, gia tăng sự nhạy cảm cho các cơ quan tình dục khi tiếp xúc. Chính vì vậy, sử dụng saffron là một trong những giải pháp điều trị chứng suy giảm ham muốn hiệu quả ở phái mạnh. Đây là vị thuốc giúp cải thiện khả năng cương cứng, giảm chứng rối loạn cương dương, bình ổn tâm trạng và thúc đẩy khoái cảm. Zinc: Kẽm là chất được mệnh danh là nguyên tố kim loại của đàn ông, giúp cải thiện lượng tinh trùng và kích thích sản sinh hormone nam giới testosterone.

Hơn nữa, tính chất chống oxy hoá trong nhụy hoa nghệ tây cũng giúp duy trì các động mạch và mạch máu khỏe mạnh, có lợi cho tim. Lưu thông máu tốt giúp cho dương vật cương cứng tốt và duy trì được sự cương cứng để kéo dài cuộc yêu.

6. Ngăn ngừa việc suy giảm thị lực, giúp tăng cường thị lực:

Các nhà khoa học Ý cho biết họ đã phát hiện ra rằng saffron có thể giữ chìa khóa để ngăn chặn việc mất thị lực khi con người già đi và trong việc điều trị một số bệnh về mắt.

Các nhà nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của Giáo sư Silvia Bisti tại Trung tâm về Khoa học Thị giác ARC và Đại học L’Aquila, Ý đã chỉ ra rằng saffron có tác dụng đáng chú ý đối với các gen điều chỉnh hoạt động của các tế bào thị lực quan trọng của mắt và không chỉ bảo vệ các tế bào thị giác (tế bào cảm thụ ánh sáng) khỏi bị hư hại, mà còn có thể làm chậm và thậm chí có thể đảo ngược quá trình của  bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) và viêm võng mạc sắc tố. Một thử nghiệm lâm sàng với những bệnh nhân bị AMD ở Rome đã phát hiện ra những dấu hiệu ban đầu rằng việc điều trị bằng chế độ ăn uống bổ sung saffron có thể khiến các tế bào mắt bị tổn thương được phục hồi.

7. Cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình bệnh mất trí nhớ Alzheimer:

Bệnh Alzheimer  ảnh hưởng đến hàng triệu người lớn tuổi trên toàn thế giới. Người ta ước tính rằng khoảng 70% các trường hợp sa sút trí tuệ là do Alzheimer gây ra, và căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước phát triển. Saffron từ lâu đã được công nhận là một chất chống oxy hóa cực mạnh cũng như một phương thuốc dân gian chữa rối loạn thần kinh và co giật trong y học thảo dược Iran. Các nghiên cứu ban đầu trên động vật dường như chỉ ra rằng các hợp chất sinh học của saffron có tác dụng hữu ích đối với chức năng não. Do đó, các nhà nghiên cứu y tế đã bắt đầu có một cái nhìn mới về tiềm năng của saffron như một liệu pháp điều trị bệnh Alzheimer. Theo bài viết “Saffron trong điều trị bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer’s mức độ nhẹ đến trung bình: một thử nghiệm 16 tuần, ngẫu nhiên và có đối chứng với giả dược” đăng trên Thư viện quốc y khoa quốc gia Mỹ cho thấy việc bổ sung nghệ tây hàng ngày (30mg / ngày) trong 16 tuần có hiệu quả tương tự như thuốc donepezil điều trị bệnh Alzheimer thường được kê đơn, nhưng không gây buồn nôn và nôn liên quan đến donepezil.

Một bài báo nghiên cứu khác, được xuất bản vào năm 2019, làm sáng tỏ cơ chế hóa học cơ bản về hiệu quả của nghệ tây như một phương pháp điều trị bệnh Alzheimer. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm tác dụng của các hợp chất sinh học trans-crocin 4 và trans-crocetin của saffron trên các tế bào nuôi cấy mô hình tế bào thần kinh không điển hình của những người bị Alzheimer. Điều thú vị là trans-crocin 4 và trans-crocetin được phát hiện có khả năng ngăn chặn các enzym quan trọng chịu trách nhiệm cho quá trình hình thành bệnh Alzheimer - gợi ý giải thích sinh hóa cho hiệu quả của saffron trong điều trị căn bệnh này.

Một đánh giá khác lưu ý rằng crocin - một hợp chất sinh học quan trọng được tìm thấy trong saffron, là một chất chống oxy hóa độc đáo vì nó là một loại carotenoid hòa tan trong nước được chứng minh là cải thiện chức năng thần kinh và bảo vệ tế bào não. Như vậy, saffron  cho thấy hứa hẹn tuyệt vời như một phương pháp điều trị bổ sung cũng như phòng ngừa hiệu quả cho những người bị bệnh Alzheimer.

8. Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt:

Một tác dụng tuyệt vời nữa của Saffron đó là cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ. Theo một nghiên cứu của Đại học khoa học y tế Tehran và Zanjan thực hiện phụ nữ có độ tuổi khoảng 20-45 tuổi có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Nghiên cứu này cho thấy những phụ nữ dùng Saffron đều đặn mỗi ngày giúp giảm thiểu hiệu quả các triệu chứng tiền kinh nguyệt  như đau bụng, thèm ăn, cáu gắt, căng thẳng... 

9. Cải thiện hệ tiêu hoá:

Theo một nghiên cứu của Y khoa Hoa Kỳ, trong saffron có chứa các thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa như Crocin, Crocetin, Picrocrocin... Đặc biệt là Crocin có tác dụng chống viêm, chống khuẩn và chống oxy hóa cực hiệu quả. Có thể nói, tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa là một trong những các dụng của Saffron được mọi người biết đến nhiều nhất. Mỗi ngày sử dụng một lượng nhỏ Saffron ngâm trong nước ấm hoặc pha với trà hoặc sữa sẽ giúp bạn có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và đẩy lùi các bệnh về đường tiêu hoá.

10. Tăng cường hệ miễn dịch:

Theo các báo cáo khoa học của Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, Saffron có tác dụng mạnh mẽ đối với việc cải thiện hệ miễn dịch, tăng đề kháng. Tác dụng dược lý này đến từ các hoạt chất crocin, carotenoids và vitamin C, kẽm có trong mỗi sợi nhụy Saffron.Tác dụng ức chế của saffron đối với viêm phổi và các bệnh liên quan đến hô hấp có thể so sánh với dexamethasone. Ngoài ra, Saffron giúp hạ thấp nồng độ histamine, cải thiện các triệu chứng liên quan đến viêm hô hấp. Đây được coi là kháng sinh tự nhiên cho sức khỏe phòng tránh bệnh tật, hạn chế khả năng lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp.

??̂́? ??????? ?ℎ?? ??̉ ??̀?? ??̣?

?? ℎ???? ???

??????? : ???? ??? ???

????? : ??????????@?????.???

???????? : ?? ??́ ???́?? ???̆́??. ???̛?̛̀?? ? . ???̣̂? ?

Research on:

1. Schmidt M, Betti G, Hensel A. Saffron in phytotherapy: pharmacology and clinical uses. Wien Med Wochenschr. 2007;157:315–319. [PubMed] [Google Scholar]

2. Bathaie SZ, Mousavi SZ. New applications and mechanisms of action of saffron and its important ingredients. Crit Rev Food Sci Nutr. 2010;50:761–86. [PubMed] [Google Scholar]

3. Akhondzadeh S, Tahmacebi-Pour N, Noorbala AA, Amini H, Fallah-Pour H, Jamshidi AH, Khani M. Crocus sativus L. in the treatment of mild to moderate depression: a double-blind, randomized and placebo controlled trial. Phytother Res. 2005;19:148–151. [PubMed] [Google Scholar]

4. Noorbala AA, Akhondzadeh S, Tahmacebi-Pour N, Jamshidi AH. Hydroalcoholic extract of Crocus sativus L. versus fluoxetine in the treatment of mild to moderate depression: a double-blind, randomized pilot trial. J Ethnopharmacol. 2005;97:281–284. [PubMed] [Google Scholar]

5. Moshiri E, Basti AA, Noorbala AA, Jamshidi AH, Abbasi S, Akhondzadeh SH. Crocus sativus L. (petal) in the treatment of mild-to-moderate depression: a double-blind, randomized and placebo controlled trial. Phytomedicine. 2006;13:607–611. [PubMed] [Google Scholar]

6. Akhondzadeh Basti A, Moshiri E, Noorbala AA, Jamshidi AH, Abbasi SH, Akhondzadeh S. Comparison of petal of Crocus sativus L. and fluoxetine in the treatment of depressed outpatients: a pilot double-blind randomized trial. Prog Neuropsychopharmacol Biol Psychiatry. 2007;31:439–442. [PubMed] [Google Scholar]

7. Agha-Hosseini M, Kashani L, Aleyaseen A, Ghoreishi A, Rahmanpour H, Zarrinara AR, Akhondzadeh S. Crocus sativus L. (saffron) in the treatment of premenstrual syndrome: a double-blind, randomised and placebo controlled trial. BJOG. 2008;115:515–519. [PubMed] [Google Scholar]

8. Akhondzadeh S, Sabet MS, Harirchian MH, Togha M, Cheraghmakani H, Razeghi S, Hejazi SS, Yousefi MH, Alimardani R, Jamshidi A, Zare F, Moradi A. Saffron in the treatment of patients with mild to moderate Alzheimer’s disease: a 16-week, randomized and placebo-controlled trial. J Clin Pharm Ther. 2010;35:581–588. [PubMed] [Google Scholar]

9. Akhondzadeh S, Shafiee Sabet M, Harirchian MH, Togha M, Cheraghmakani H, Razeghi S, Hejazi SS, Yousefi MH, Alimardani R, Jamshidi A, Rezazadeh SA, Yousefi A, Zare F, Moradi A, Vossoughi A. A 22-week, multicenter, randomized, double-blind controlled trial of Crocus sativus in the treatment of mild-to-moderate Alzheimer’s disease. Psychopharmacology (Berl) 2010;207:637–643. [PubMed] [Google Scholar]

10. Verma SK, Bordia A. Antioxidant property of Saffron in man. Indian J Med Sci. 1998;52:205–207. [PubMed] [Google Scholar]

11. Basker D, Negbi M. The use of saffron. Econ Bot. 1983;37:228–236. [Google Scholar]

12. Zarghami NS, Heinz DE. Monoterpene aldehydes and isophorone 337 related compounds of saffron. Phytochemistry. 1971;10:2755–2761. [Google Scholar]

13. Zheng S, Qian Z, Tang F, Sheng L. Suppression of vascular cell adhesion molecule-1 expression by crocetin contributes to attenuation of atherosclerosis in hypercholesterolemic rabbits. Biochem Pharmacol. 2005;70:1192–1199. [PubMed] [Google Scholar]

14. Sheng L, Qian Z, Zheng S, Xi L. Mechanism of hypolipidemic effect of crocin in rats: crocin inhibits pancreatic lipase. Eur J Pharmacol. 2006;543:116–122. [PubMed] [Google Scholar]


 

Có thể bạn quan tâm