Ong chúa thường được xem như thủ lĩnh, nữ hoàng và linh hồn của đàn ong. Ong chúa là loài ong duy nhất có khả năng đẻ trứng, chịu trách nhiệm cho sự sinh sôi, duy trì nòi giống cho cả đàn. Ong chúa còn tiết ra chất Pheromone – chất có khả năng làm các con cái khác trở nên "vô sinh" để duy trì quyền lực của mình.
Ong chúa Sidr sống được bao lâu?
Tại các vùng hoang mạc Trung Đông, nàng ong chúa của tổ ong Sidr phải làm việc nhiều hơn gấp nhiều lần các nàng ong chúa tại các quốc gia hay khu vực khác. Vì ong thợ chỉ hút duy nhất 1 loạt mật ong từ hoa Sidr (mật ong đơn hoa) nên nàng Ong chúa Sidr bắt buộc phải sinh sản nhiều hơn để năng suất đàn ong có thể đạt sản lượng tối đa.
Cây Sidr đặc biệt chỉ ra hoa 2 lần trong năm và sản lượng Mật Ong Dubai Sidr vì thế mà vô cùng ít và quý hiếm bậc nhất thế giới. Ngoại trừ mùa đông thì tất cả các mùa còn lại trong năm, ong chúa của Mật Ong Dubai Sidr phải làm việc chăm chỉ hơn, bay đi giao phối với nhiều ong đực nhất có thể để bù lại khoảng thời gian nghỉ đông khắc nghiệt.
Tự bản thân ong chúa Sidr phải đảm bảo cho việc tạo ra nhiều trứng ong nhất mỗi ngày. Nếu ong thợ sống nhờ mật hoa, ong đực sống nhờ việc ong thợ cho ăn thì ong chúa lại sống nhờ sữa ong chúa (loại sữa đặc biệt được tiết ra từ tuyến vú của ong thợ) và lượng thức ăn bổ dưỡng nhất mà ong thợ đem về. Ong chúa được toàn bộ các chú ong thợ chăm sóc vô cùng chu đáo kể từ khi còn là ấu trùng trứng cho đến khi trưởng thành và thống lĩnh.
Là chị đại quyền lực và được sự chăm sóc đặc biệt như thế, ong chúa có tuổi thọ cao nhất đàn ong. Trung bình ong chúa có thể sống từ 1-2 năm, có con sống đến 5-6 năm trong khi ong thợ chỉ sống được 50-60 ngày. Ong chúa sinh sản sung sức nhất trong 2 năm đầu tiên và tỷ lệ trứng được thụ tinh giảm dần theo từng năm sau đó.
Nhiệm vụ của ong chúa :
Từ khi còn là ấu trùng ong trong trứng, ong chúa đã phải tranh đấu với những con ong chúa khác. Chúng sẽ tiêu diệt các đối thủ tiềm năng khác bằng cách tiết ra chất Pheromone để khiến các con ong cái mất khả năng sinh sản.
Một con ong chúa Sidr sẽ được coi là chúa tổ, là người mẹ lớn nhất và quyền lực nhất khi nó sản sinh ra được các cấp ong thợ và duy trì nòi giống cho bầy ong. Ngược lại, nó chỉ được xem là 1 con ong cái bình thường.